Vì sao nhiều người sống thọ nhưng không khoẻ mạnh?

Theo nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, hiện tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng đáng kể, lên mức 72,8 tuổi nhưng có đến 95% người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính không lây truyền khi bước qua ngưỡng tuổi 50.

Các chuyên gia y tế cũng chỉ rõ, nguyên nhân của con số 95% nói trên nằm ở sự thiếu hụt và mất cân bằng về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sự suy giảm khả năng hấp thụ của cơ thể khi tuổi cao.

Cụ thể, thói quen ăn quá nhiều tinh bột là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Theo GS Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản cho rằng nguyên nhân người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng mắc bệnh tiểu đường là do sử dụng nhiều gạo sát kỹ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên mạng trực tuyến Couriermail cũng đưa ra kết luận tương tự, rằng những người ăn gạo sát kỹ thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn các thực phẩm tinh bột khác.

Hay thói quen ăn mặn, ăn nhiều đạm, hút thuốc, ít hoạt động thể lực, căng thẳng… đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, béo phì.

Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều nhất ở gian đoạn sau 65 tuổi. Do đó, cần hạn chế ăn các loại mỡ động vật; các loại thịt đỏ; lục phủ ngũ tạng; tôm và trứng là những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao. Thay vào đó, nên sử dụng các loại dầu thực vật (ngoại trừ dầu dừa vì có chứa nhiều acid béo bão hòa), các thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành, các loại rau xanh, hoa quả; các loại thịt như heo nạc,thịt gà ít da; tăng khẩu phần cá thay cho thịt trong các bữa ăn. Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn; tăng dẫn cường độ đến 30 phút mỗi ngày. Các bài tập dưỡng sinh, đi bộ hay tập luyện thể thao rất tốt để tăng cường cơ tim, cải thiện lưu lượng máu giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, đối với người cao tuổi có thể bổ sung các chất như vitamin K2, vitamin D3, omega – 3…

Bên cạnh đó, những thay đổi sinh lý trong quá trình lão hóa của cơ thể làm cho người lớn tuổi cảm nhận mùi vị kém, thị lực giảm sút, ăn uống không có cảm giác ngon miệng và suy giảm chức năng nhai.

vi-sao-nhieu-nguoi-song-tho-nhung-khong-khoe-manh

Mỗi năm đi qua, cha mẹ của chúng ta lại già thêm một tuổi và trên hành trình tuổi tác ấy sức khỏe cũng giảm sút dần như một quy luật tất yếu của tự nhiên.

Cuối cùng, tuổi càng cao, sức đề kháng của cơ thể càng giảm sút, nguy cơ bị bệnh tật tấn công càng lớn. Vậy nhưng, khi qua tuổi sung sức, rất ít người đi khám tầm soát định kỳ. Hậu quả là đến khi phát bệnh, hầu hết các bệnh ở người cao tuổi là bệnh mạn tính, thường xuyên tái phát, thời gian điều trị kéo dài, chi phí tốn kém.

Do đó, khám tầm soát định kỳ là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp phát hiện, tầm soát bệnh tật sớm, kịp thời điều trị và duy trì sức khoẻ bền vững của người già.

 

Nguồn: Dân trí

 


Các bài viết khác trong mục Tin chuyên ngành