Nếu bạn thường phải dậy ít nhất một lần để đi tiểu khi ngủ đêm, bạn đã mắc chứng tiểu đêm. Triệu chứng này ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và cuộc sống, nhưng đáng tiếc, không phải cũng dành sự quan tâm đúng mức và có sự điều trị kịp thời.
iểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe
Theo thống kê, 30% nam giới trên 50 tuổi bị tiểu đêm và trên 70 tuổi thì tỷ lệ tiểu đêm là 60%. Tiểu đêm là một trong các triệu chứng đường tiểu dưới gây phiền toái nhất ở nam giới mà thường được cho là do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây ra. Tiểu đêm cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trước khi tiến hành điều trị.
Giấc ngủ rất cần cho sự hồi phục, tái tạo chức năng thể chất và tinh thần. Giấc ngủ quan trọng trong việc tối ưu hóa chức năng của hệ nội tiết, chuyển hóa, miễn dịch và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Thiếu ngủ sẽ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể.
Mất ngủ không chỉ gây buồn ngủ mà còn làm giảm các chức năng hoạt động vào ban ngày như: giảm sự tỉnh táo và chú ý, suy giảm nhận thức và trí nhớ, rối loạn tính tình, giảm hiệu quả công việc, mất sức khỏe, không thỏa mãn với cuộc sống và giảm năng suất làm việc, tăng nguy cơ té ngã, tăng tai nạn giao thông và nghề nghiệp, tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường, giảm đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ trầm cảm, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Mệt mỏi do mất ngủ liên quan đến 16 – 60% tai nạn giao thông và mất ngủ vừa phải cũng nguy hiểm như khi lái xe với nồng độ rượu trong máu thấp. Theo Hội Nghiên cứu Giấc ngủ của Mỹ, mất ngủ gây hơn 100.000 tai nạn giao thông hàng năm, với tử vong khoảng 1.500 người/năm.
Tiểu đêm dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần trong đêm và hậu quả làm giảm đáng kể khả năng hoạt động, sức khỏe cũng như chất lượng sống.
Nguyên nhân gây tiểu đêm
Nguyên nhân của tiểu đêm thường gặp là: đa niệu về đêm, tăng hoạt động co bóp bàng quang,tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, giảm dung tích bàng quang, bệnh tim mạch mất bù, đái tháo đường chưa điều trị ổn hoặc đái tháo nhạt,khát nhiều và uống nhiều, rối loạn tâm lý và rối loạn giấc ngủ,… Các nguyên nhân này có thể đơn lẻ hay phối hợp để gây tiểu đêm trên cùng một đối tượng.
Quan niệm mới hiện nay về tiểu đêm
Ngày nay, tiểu đêm được thừa nhận như một triệu chứng có ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn cộng đồng người trưởng thành và có nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm: mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tim mất bù, rối loạn giấc ngủ, bệnh lý đường tiết niệu và do lối sống,…
Tiểu đêm có thể độc lập với những bệnh lý tiết niệu khác như hội chứng đường tiểu dưới, bàng quang tăng hoạt động và tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Đặc biệt, nguyên nhân thường gặp nhất của tiểu đêm là đa niệu về đêm. Đa niệu về đêm xảy ra ở 75% số người bị tiểu đêm. Đa niệu về đêm tạo ra một lượng lớn nước tiểu bất thường trong khi ngủ. Ở người già, đa niệu về đêm khi lượng nước tiểu ban đêm > 33% thể tích nước tiểu trong 24 giờ. Ở người trẻ, đa niệu về đêm khi lượng nước tiểu ban đêm > 20% thể tích nước tiểu trong 24 giờ. Tuổi trung niên, trung bình giữa hai chỉ số trên. Đa niệu về đêm được cho là do rối loạn nhịp bài tiết của nội tiết tố kháng lợi niệu arginine vasopressin. Thông thường, cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố này vào ban đêm để lượng nước tiểu trong khi ngủ thấp hơn ban ngày nhưng vì lý do nào đó, quá trình sản xuất này bị rối loạn, cơ thể không sản xuất đủ nội tiết tố kháng lợi niệu, nước tiểu sẽ bài tiết nhiều và gây đa niệu về đêm.
Làm thế nào để phát hiện đa niệu về đêm?
Sử dụng nhật ký đi tiểu. Nhật ký đi tiểu là công cụ được khuyên sử dụng thường xuyên trong thực hành lâm sàng, để xác định tiểu đêm là hậu quả của tình trạng sản xuất nước tiểu quá độ về đêm hay chỉ là tình trạng tiểu lắt nhắt nhiều lần do các nguyên nhân khác (có vấn đề về khả năng chứa đựng của bàng quang) hoặc phối hợp cả hai yếu tố này.
Nhật ký đi tiểu là ghi chép lại thời điểm, số lần đi tiểu trong 24 giờ và lượng nước tiểu trong mỗi lần tiểu.
Tiểu đêm được điều trị như thế nào?
Nếu bạn mắc chứng tiểu đêm, đừng ngần ngại đến khám & tư vấn tại phân khoa Niệu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM số 215 Hồng Bàng, quận 5.
ĐẶC BIỆT: Chương trình khám & tư vấn miễn phí Bệnh lý Tiểu đêm tại MEDIC
Nhằm giúp cộng đồng hiểu biết thêm về các tác hại, cũng như các phương thức điều trị tình trạng tiểu đêm, khoa niệu Trung tâm Y khoa MEDIC sẽ tổ chức chương trình “Khám và Tư vấn bệnh lý tiểu đêm” miễn phí với sự tài trợ của công ty Ferring:
– Thời gian: 8g sáng ngày chủ nhật 24/5 /2015.
– Địa điểm: Lầu 5, giảng đường Trung tâm Y khoa MEDIC, 254 Hòa Hảo, Quận 10, TP.HCM
Ngoài ra, chương trình cũng ưu tiên khám miển phí cho 150 bệnh nhân đăng ký tham dự sớm nhất.
Vui lòng đăng ký theo Hotline: (08) 54445126 hoặc email: tuvantieudem@gmail.com
Nguồn: TS.BS. Từ Thành Trí Dũng – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM