Những sai lầm phổ biến khi điều trị viêm dạ dày

Điều trị các triệu chứng của viêm dạ dày cấp như đau vùng thượng vị, đầy hơi, ợ chua, nóng rát không khó nhưng do những quan niệm sai lầm mà việc điều trị không hiệu quả như mong đợi và bệnh dễ tái phát.

Dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ

Thông thường, trong đơn thuốc sẽ có thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP, thuốc giảm tiết axi, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (giãn cơ trơn, trung hoà axit).

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi thấy hết triệu chứng là dừng hoặc uống thuốc không đầy đủ theo đơn kê của bác sĩ.

Bác sĩ hẹn tái khám cũng không tới vì nghĩ mình đã khỏi. Tuy nhiên, thực tế là triệu chứng có thể hết nhưng vi khuẩn, vết loét vẫn còn. Hậu quả là bệnh sẽ nhanh chóng tái phát.

thuoc-15615-92882

Tự mua thuốc theo đơn cũ cho lần điều trị sau

Tình trạng nhờn thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày hiện nay xảy ra khá phổ biến. Lý do là có người sau khi thấy dạ dày đau đã tự mua thuốc về dùng mà không đi khám hoặc dùng đơn cũ.

Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo tình trạng vi khuẩn kháng lại thuốc đang gia tăng và hệ quả nghiêm trọng hơn cả HIV/AIDS khi cơ thể người có vi khuẩn kháng thuốc không còn đáp ứng với các loại thuốc.

Theo báo cáo từ Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), dù có quy định nhưng phần lớn thuốc kháng sinh vẫn được bán mà không cần kê đơn với tỷ lệ 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn.

Khi tự mua kháng sinh điều trị đau dạ dày, có thể kháng sinh đó đã bị nhờn. Tức vi khuẩn không bị tiêu diệt mà có những biến đổi để không bị kháng sinh tiêu diệt. Hậu quả là bệnh không khỏi, cơ thể lại bị gây hại bởi kháng sinh.

Không kiêng khem đúng

Nhiều bệnh nhân, đã bị viêm dạ dày nhưng không kiêng khem được, do tính chất công việc hoặc do bị nghiện.

Những người này thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích kiến dạ dày càng ngày càng viêm, loét nghiêm trọng.

Không biết cách sử dụng nghệ vàng

Nghệ vàng là giải pháp mà nhiều bệnh nhân sử dụng, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nghệ trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân dạ dày đã sử dụng nhiều cân bột nghệ và hàng lít mật ong trong nhiều năm, nhưng các triệu chứng bệnh chỉ giảm bớt bởi liều lượng chỉ áng chừng, không tuân theo 1 quy chuẩn nào. Ngoài ra, tinh bột nghệ khá khó uống và có thể gây táo trên 1 số cơ địa.

Trong khi đó, theo nghiên cứu, hoạt chất mang tác dụng chính của nghệ vàng là Curcumin nhưng hàm lượng này trong nghệ tươi chỉ có 0,3%, còn tinh bột nghệ là 3%, nên để đạt hiệu quả, bệnh nhân dạ dày phải ăn tới 2,4kg nghệ tươi hay uống 2 lạng bột nghệ mỗi ngày. Đó là liều quá cao, khó bệnh nhân nào có thể sử dụng được. Ngoài ra do không tan trong nước nên Curcumin sử dụng theo đường uống, chỉ hấp thu 2-3% vào máu để phát huy tác dụng.

Vì vậy, để tăng tối đa hấp thu Curcumin, nhiều nước tiên tiến thế giới đã sử dụng nhiều kĩ thuật hiện đại, trong đó nổi bật là công nghệ Nano để giúp tăng độ tan của Curcumin, cải thiện sự hấp thu của tế bào, nâng cao sinh khả dụng, giữ ổn định nồng độ trong máu, mang lại hiệu quả vượt trội so với tinh nghệ thường.

Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Viêt Nam là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công Nano Curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, đạt chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ với tên gọi Cumargold. Ngoài ra khả năng hòa tan trong nước, thẩm thấu qua màng tế bào, sinh khả dụng của Nano Curcumin đã được Viện HLKHCNVN nghiên cứu bài bản.

Nguồn: Ngọc Linh


Các bài viết khác trong mục Tư vấn sức khỏe