Bệnh loãng xương – sát thủ thầm lặng tuổi trung niên.

Loãng xương là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Theo Tổ chức Chống loãng xương quốc tế, trên thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị loãng xương.

Loãng xương diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nên chúng ta ít để ý. Có những người khi bị gãy xương, vẹo đốt sống,… mới phát hiện là do loãng xương. Vì vậy, căn bệnh này được xem như một “sát thủ thầm lặng” vô cùng nguy hiểm.

Thận trọng khi bước qua tuổi 30

Xương được hình thành và phát triển từ nhỏ. Mật độ xương tăng nhanh ở giai đoạn thiếu niên và đạt độ đỉnh ở khoảng tuổi 30, sau đó xương không tăng thêm mà bắt đầu giảm dần khoảng 1% mỗi năm, riêng xương sống mất khoảng 2%/ năm. Ở nam giới, sự mất xương tăng theo độ tuổi, chưa kể người hút thuốc và uống rượu bia nhiều càng mất xương nhanh hơn.

1

 Người trung niên, nhất là phụ nữ tuổi mãn kinh là đối tượng dễ loãng xương nhất

Ở nữ giới, phần lớn phụ nữ trên 30 thường trải qua quá trình sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng hay ăn uống không đủ chất, nhất là protid và canxi để bù đắp. Chưa hết, tình trạng mất xương ở nữ còn chịu ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen – loại hoóc môn giúp tổng hợp canxi. Vì thế, phụ nữ trước và sau mãn kinh là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao nhất do lúc này cơ thể giảm sản xuất estrogen mạnh nên xương mất đi nhiều. Những người làm văn phòng, việc ngồi thường xuyên, ít vận động cũng khiến quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo.

3

Phụ nữ trên 30 tuổi rất dễ loãng xương

Dấu hiệu và biến chứng

Loãng xương ban đầu không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó nhận ra. Những dấu hiệu của bệnh thường là biểu hiện các biến chứng của loãng xương. Phổ biến là đau nhức tại các đầu xương hoặc dọc theo các xương dài, đau như châm chích toàn thân và tăng vào ban đêm. Đau thắt tại cột sống và lan sang hai bên mạn sườn. Đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng khi lớn tuổi, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút,… Điều đáng nói là khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì tỷ lệ xương bị mất có thể đã lên tới 30%

2

  Khi xương bị loãng, cấu trúc xương không còn bền chặt, xương xốp, mỏng và dễ gãy

Khi xương loãng, mật độ chất khoáng trong xương suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại. Do vậy, xương trở nên xốp, mỏng và dễ gãy dù chỉ với tác động rất nhẹ. Nếu bị chấn thương, thời gian liền xương cũng lâu hơn, chưa kể khả năng thương tật vĩnh viễn cao. Gãy xương ở các vị trí quan trọng như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay không những khó phục hồi mà còn dễ dẫn đến nguy cơ tử vong hay tàn tật suốt đời.

Bảo vệ xương không bao giờ là thừa

Để xương chắc khỏe, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động, bạn nên hạn chế các chất kích thích, bia rượu và tránh xa thuốc lá. Bước qua tuổi 30, đặc biệt ở phụ nữ trước và sau mãn kinh cần chú trọng việc cung cấp đủ canxi. Với nhu cầu 1000 – 1200 mg canxi/ ngày cho người lớn, ngoài ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, chúng ta có thể uống bổ sung thêm canxi từ dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hãy chọn sản phẩm có thành phần canxi từ thiên nhiên để dễ hấp thu và tránh tình trạng canxi bị lắng đọng trong động mạch gây cản trở dòng máu như dùng canxi lấy từ đá hay đá vôi. Ngoài ra, bạn nên đo loãng xương định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để sớm phát hiện những bất ổn và kịp thời điều trị.

 

Nguồn: (Theo Khám phá)

.

Các bài viết khác trong mục Tin chuyên ngành