Trong khuôn khổ Dự án của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO Vienna) về “Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm trong nước” tại Việt Nam.
Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam (VNPCA) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã phối hợp tổ chức 03 Hội thảo
Trong khuôn khổ Dự án của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO Vienna) về “Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm trong nước” tại Việt Nam. Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam (VNPCA) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã phối hợp tổ chức 03 Hội thảo-Tập huấn về chủ đề “Sở hữu trí tuệ, sức khỏe cộng đồng và sản xuất dược phẩm trong nước” tại 03 địa điểm, TP.HCM ngày 16, 17/06; TP.Cần Thơ ngày 19, 20/06 và tại TP.Hà Nội ngày 26, 27/06.
Tham dự Hội thảo có Ông Christoph Spennemann – Chuyên gia về Luật, Phòng Sở Hữu Trí Tuệ UNCTAD, Ông Shahid Hasan – đại diện UNIDO Vienna, Bà Hoàng Mai Vân Anh – đại diện UNIDO tại Việt Nam, Ông Lê Văn Truyền- Chuyên gia cao cấp UNIDO tại Việt Nam, Ông Lê Huy Anh, Trưởng Phòng SHTT Dược Phẩm Cục SHTT- Bộ Khoa Học Công Nghệ, Ông Nguyễn Văn Tựu -Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam. Tham dự Hội thảo tại 03 địa điểm có hơn 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo, cán bộ của các doanh nghiệp Dược trên cả nước.
Trong ngày làm việc đầu tiên, Các đại biểu được trang bị các kiến thức cơ bản về SHTT được quy định trong khuôn khổ Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Hiệp định này đưa ra các tiêu chuẩn bắt buộc tối thiểu đối với việc bảo hộ hầu hết các hạng mục của sở hữu trí tuệ- thương hiệu, bí mật thương mại, bằng sáng chế, v.v. Trong đó có một nội dung quan trọng là gia hạn thời hạn bảo hộ bằng sáng chế đối với dược phẩm, điều này có thể tác động đến các nhà sản xuất thuốc Generic đó là công nghệ ngược dòng có thể vi phạm bản quyền. Diễn giả cũng chỉ ra tính linh hoạt của TRIPS để các công ty sản xuất Generic có thể vận dụng “Có thể giới hạn bằng sáng chế đối với các chất cần thiết cho các nhà sản xuất trong nước ; Cho phép nhập khẩu song song thuốc và hoạt chất ; Cho phép sử dụng bằng sáng chế mà không cần giấy phép trong một số trường hợp nhất định”.
Khái niệm bằng sáng chế và bằng sáng chế thứ cấp cũng được đưa ra Hội thảo. Trong một vài trường hợp bằng sáng chế thứ cấp có lợi cho ngành công nghiệp sx thuốc generic ví dụ có thể đưa ra được phương pháp mới để sản xuất thuốc. Tuy nhiên bằng sáng chế thứ cấp làm trì hoãn việc đưa thuốc generic gia nhập thị trường. Duy trì giá cao ảo cho các loại thuốc. Không khuyến khích đối với ngành công nghiệp dược dựa trên R&D mà tập trung vào các hoạt chất hóa dược mới. TRIPS và Luật SHTT Việt Nam cung cấp các công cụ để hạn chế bằng sáng chế thứ cấp và điều này tạo điều kiện cho các công ty sản xuất thuốc Generic.
Các doanh nghiệp cũng được giới thiệu cụ thể về hành lang pháp lý liên quan đến việc bảo hộ sáng chế lĩnh vực Dược phẩm cũng như giới thiệu bức tranh toàn cảnh về thực trạng đăng ký sáng chế liên quan đến dược phẩm tại Việt nam. Có thể nói việc đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích liên quan đến dược phẩm của người Việt nam/ các tổ chức Việt Nam là rất hạn chế. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần nắm được và biết cách tra cứu các đăng ký sáng chế tại Việt Nam để tránh được các hậu quả do hành vi xâm phạm sáng chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình.
Trong ngày hội thảo thứ hai các đại biểu được giới thiệu chuyên sâu về Nghiên cứu & phát triển, cấp phép lưu hành thuốc generic và nhập khẩu song songvận dụng các ngoại lệ của quyền SHTT để đẩy mạnh sản xuất thuốc Generic ở Việt Nam cũng như bài học từ các nước phát triển khác.
Hội thảo diễn ra với sự tương tác cao giữa đại biểu tham dự và các diễn giả, chuyên gia nhằm làm rõ các vấn đề quan tâm tại Hội thảo. Các đại biểu đều đánh giá cao tầm quan trọng của Hội thảo trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về SHTT, đánh thức tư duy về chiến lược hành động đối với công ty liên quan đến vấn đề SHTT.
Nguồn: in VPHH