Hội nghị toàn thể Hội viên Hiệp hội năm 2014

Ngày 20 tháng 07 năm 2007 tại TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn thể Hội viên năm 2014 với Chủ đề “ Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thuốc trong nước”.

Hiep hoi duoc
Hiep hoi duoc

Tham dự hội nghị có các ông, bà là ủy viên BCH, BTV, thường trực và đông đảo các Lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch HĐTV, TGĐ, PTGĐ….) tham dự.

Hội nghị vinh dự được đón tiếp GS,TS. Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế ; PGS,TS. Phạm Lê Tuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế ; PGS,TS. Lê Văn Truyền Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế; Các ông, bà là lãnh đạo, chuyên viên  các Cục, Vụ, Viện  thuộc Bộ Y tế (Cục trưởng Cục quản lý Dược;  Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ ; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Vụ trưởng vụ KH – TC; Vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng; Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế: Phó chánh văn phòng BYT; Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW; Chủ tịch Hội đồng dược điển VN…) và đại diện Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Nguyễn Văn Tựu – Chủ tịch Hiệp hội đã phát biểu khai mạc hội nghị và nhấn mạnh:  “Hội nghị này là cơ hội tốt và hiếm có để các doanh nghiệp dược hội viên trực tiếp trao đổi những vướng mắc bất cập và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với Bộ trưởng và các đơn vị liên quan nhằm xây dựng ngành dược Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn”.

Hội nghị đã nghe báo cáo tổng kết công tác của HH giai đoạn từ tháng 7/2013 đến tháng 7/2014 & kế hoạch công tác của hiệp hội đến hết năm 2015.

Báo cáo tổng kết công tác của HH đã nêu bật những đóng góp của BCH. BTV, Thường trực, Văn phòng HH và của các DN hội viên trong việc tổ chức và tham gia các lớp tập huấn nhằm cập nhật, bổ túc kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sxkd của các DN dược. Đặc biệt báo cáo đã đánh giá cao những tiến bộ của các DN hội viên, của thường trực HH trong những nỗ lực chung nhằm hoàn thành có trách nhiệm và có chất lượng nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội hệ thống văn bản QPPL có liên quan.

Báo cáo của HH cũng đưa ra nhiều kiến nghị và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể đối với Chính phủ, đối với Bộ Y tế và với các Cục, vụ có liên quan như: Cục Quản lý dược; Cục Quản lý khám chữa bệnh; Vụ Kế hoạch – Tài chính; Vụ Bảo hiểm ý tế … nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sxkd của các DN dược trong nước.

Hội nghị toàn thể Hội viên dược 2014
Hội nghị toàn thể Hội viên dược 2014

Ông Trương Quốc Cường – Cục trưởng Cục Quản lý dược đã trình bày: Kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó,

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị tiền thuốc tiêu thụ trong năm (trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%); Vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho chương trình tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

Cục trưởng khẳng định để triển khai Chiến lược phát triển ngành dược thì quyết định nhất là công tác xây dựng các cơ chế chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các quy hoạch chi tiết để bảo đảm tính đồng bộ, ổn định, tính khả thi cao, công khai minh bạch và cần có các chính sách cụ thể về ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tăng cường đầu tư trong lĩnh vực dược.

http://o2vietnam.com.vn/wp-content/uploads/2014/10/Hiep-hoi-duoc3.jpg
Hội nghị toàn thể Hội viên 2014

Bà Trần Thị Đào – TGĐ Công ty CP Imexpharm thì cho rằng cách phân chia gói thầu như hiện nay về cơ bản các thuốc ngoại nhập vẫn có ưu thế hơn. Trong hoạch định chiến lược và xây dựng VBQPPL cần vận dụng để có thể ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Cũng về vấn đề phân nhóm thầu Ông Huỳnh Tấn Nam – TGĐ Công ty CP Pymepharco đề nghị cần phải xem xét kỹ nhóm thuốc nhượng quyền tại Việt Nam. Thực tế là cùng cơ sở chuyển giao là các nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP / PIC/s-GMP thuộc các nước tham gia ICH nhưng cơ sở sản xuất nhượng quyền tại Việt Nam có thể là các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP/ PIC/s-GMP hoặc là các nhà máy chỉ đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp. Việc xếp hai loại nhà máy nhận nhượng quyền đạt các tiêu chuẩn khác nhau nêu trên cùng tham gia một nhóm thầu sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, làm triệt tiêu động lực thúc đẩy đầu tư kỹ thuật công nghệ cao cả trong lẫn ngoài nước vào ngành Dược Việt Nam.


Các bài viết khác trong mục Tin chuyên ngành