Một số bệnh lý nguy cơ dẫn đến suy thận

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển theo thời gian. Nguyên nhân gây bệnh rất khác nhau, trong đó liên quan nhiều đến các bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và những bệnh lý tại thận.

Phân loại suy thận mạn tính

Thông thường, suy thận mạn tính được chia ra làm hai loại: loại thứ nhất là do những bệnh lý ngoài thận như tăng huyết áp, đái tháo đường,… gây nên và chiếm tới hơn 60% các trường hợp mắc bệnh.

Do đó, nếu bị những bệnh này, chúng ta phải cố gắng giữ nồng độ đường huyết cũng như huyết áp ở ngưỡng bình thường để ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới suy thận.

Thứ hai là suy thận do một số bệnh lý tại thận như: viêm bể thận, viêm mô thận, sỏi thận…

mot-so-benh-ly-nguy-co-dan-den-suy-than

                                        Một trong những nguyên nhân gây suy thận là bệnh tăng huyết áp

Suy thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến tim mạch, gây tăng huyết áp, suy tim, chán ăn, buồn nôn, viêm loét dạ dày…

Có rất nhiều yếu tố khiến chức năng thận bị suy giảm, vì vậy, cần điều trị vào từng nguyên nhân.

Thông thường, người bệnh được chỉ định thuốc ổn định huyết áp, thuốc lợi tiểu nếu bị phù; thuốc điều trị thiếu máu nếu bị thiếu máu và thuốc hạ mỡ máu nếu bị mỡ máu cao.

Ngoài ra, bệnh nhân phải hạn chế muối, đạm và những thức ăn có chứa nhiều phốt-pho hoặc kali. Khi đã bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức năng thận chỉ còn 10-15%), ghép thận là giải pháp tối ưu nhưng lại có nhược điểm chi phí cao, khó khăn trong nguồn thận cung cấp, nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật là rất lớn.

mot-so-benh-ly-nguy-co-dan-den-suy-than (1)

                                                Đẩy lùi suy thận là mong ước của mọi bệnh nhân

3 lưu ý cho người bị suy thận:

Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).

Thực phẩm được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).

 

Nguồn: Hà Thu


Các bài viết khác trong mục Tin chuyên ngành